Giật mình từ những cách tái chế và sáng tạo từ vải vụn

Nếu có đôi bàn tay khéo léo, bạn có thể tạo ra được những món đồ handmade dễ thương một cách khá đơn giản. Có rất nhiều cách làm đồ handmade đơn giản bằng giấy hay các loại nguyên liệu sẵn có như bằng vải nỉ, lõi giấy, thìa nhựa… Nhưng bạn chắc chắn sẽ bị thôi miên với những ý tưởng làm đồ handmade này vì nó quá đẹp.

  1. Bức tranh từ vải vụn
Bức tranh từ vải vụn
Bức tranh từ vải vụn nhận được nhiều lời khen từ các chuyên gia

2. Handmad từ vải vụn

 

Vật dụng được tái chế từ vãi vụn
Vật dụng được tái chế từ vãi vụn gây xao xuyến cho hội chị em

3. Dụng cụ hàng ngày dùng từ vải vụn

Thảm lau làm từ vải vụn
Thảm lau làm từ vải vụn giá 7-10k được 70% dân số Việt Nam tại cá tỉnh sử dụng

Mỗi một chúng ta đều có cách nhìn riêng về tất cả mọi thứ, đặc biệt là phong cách và cái đẹp. Trong khi các sản phẩm tiêu dùng được bày bán trên thị trường đều được chế tác đại trà theo cái nhìn của nhà sản xuất thì tại sao bạn lại không tự sáng tạo ra những thứ mà bản thân mình cảm thấy đẹp và thích thú với nó.

Nếu bạn muốn, hãy liên hệ các công ty thu mua phế liệu để tham khảo bảng giá và thu mua vải vụn về làm các sản phẩm này bạn nhé!

Các xưởng may áo thun hà nội

Bạn đang cần may áo thun đồng phục cho lớp học, công ty hay đơn giản, bạn cần may áo thun với số lượng lớn tại Hà Nội? Với gợi ý về các xưởng may áo thun Hà Nội uy tín, giá rẻ và chất lượng dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng tìm được cho mình một địa chỉ phù hợp.

1. Xưởng may Hà Nội

Xưởng may Hà Nội

Xưởng may Hà Nội chuyên gia công các loại áo thun cùng nhiều loại trang phục dành cho nữ với kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú và chi phí luôn ở mức phải chăng. Nơi đây cung cấp hàng trực tiếp, không hề qua bất cứ trung gian nào nên được nhiều khách hàng lựa chọn và đưa ra những phản hồi vô cùng tích cực.
Ngoài việc gia công quần áo, xưởng may Hà Nội còn nhập một số mặt hàng Trung Quốc cao cấp với mức giá hữu nghị. Do được chọn lựa rất kỹ nên bạn có thể yên tâm về chất lượng của những mặt hàng này.

Thông tin liên hệ:

  • Xưởng may Hà Nội
  • Địa chỉ: Số 46 Phố Vọng, Hà Nội – Số 11 ngõ 01 Trần Quý Kiên, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0968 805 965 – 0969 321 885

2. Xưởng may Lan Nguyễn

Xưởng may Lan Nguyễn

Đối với những ai đang kinh doanh quần áo ở Hà Nội và các khu vực lân cận, xưởng may Lan Nguyễn là một địa chỉ quen thuộc. Bởi đây là nơi chuyên nhận đặt may thời trang nữ, trong đó có áo thun với phương châm “ân cần, chuyên nghiệp và chữ tín”. Nhờ vậy, chất lượng sản phẩm tại đây luôn được đặt lên hàng đầu.
Áo thun tại xưởng may Lan Nguyễn đều được những người thợ may lành nghề tận tay chăm chút một cách tỉ mỉ, nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm đẹp về kiểu dáng, bền lâu về chất liệu. Chính vì thế khi đến đây đặt may hay mua đồ sỉ, bạn đều cảm thấy yên tâm và tin tưởng.

Thông tin liên hệ:

  • Xưởng may Lan Nguyễn
  • Địa chỉ: Số 6B nhà A8 tập thể Văn Chương, Khâm Thiên, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024.66507573

3. Xưởng may quần áo VNXK Hà Nội

Xưởng may quần áo VNXK Hà Nội

Xưởng may quần áo VNXK Hà Nội luôn nhận được những sự đánh giá cao từ phía khách hàng. Đây cũng là một địa chỉ uy tín chuyên cung cấp quần áo bán buôn với giá thành hạt dẻ mà chất lượng lại cực tốt. Bên cạnh áo thun – một mặt hàng quen thuộc của xưởng may, nơi đây còn cung cấp nhiều mặt hàng thời trang dành cho cả nam lẫn nữ. Tất cả đều được sản xuất bởi những người thợ lành nghề cùng hệ thống máy móc hiện đại.
Với những sản phẩm có kiểu dáng thời trang, màu sắc bắt mắt cùng chất liệu cao cấp, xưởng may quần áo VNXK Hà Nội giúp các shop thời trang không mất uy tín với khách hàng. Với giá cả hợp lý, phải chăng, xưởng may cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu vào để tối ưu lợi nhuận kinh doanh của mình.

Thông tin liên hệ:

  • Xưởng may quần áo VNXK Hà Nội
  • Địa chỉ: Số nhà 8, Ngõ 13, Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0904 879 533 – 0982 790 082

4. Xưởng may TST Shop

Xưởng may áo thun TST Shop

Nếu muốn mua áo thun nam, áo thun trơn, áo thun đôi,… với số lượng lớn tại Hà Nội, xưởng may TST Shop cũng là một địa chỉ bạn không thể bỏ qua. Bên cạnh áo thun, shop còn cung cấp áo sơ mi, quần legging, áo khoác, áo giống hotgirl,… với mẫu mã đa dạng và luôn cập nhật theo những xu hướng thời trang mới nhất. Dù là item nào, xưởng may TST Shop cũng đều đảm bảo những sản phẩm của mình vừa có chất lượng tốt, vừa có giá thành cạnh tranh. Bởi shop chỉ cung cấp thời trang buôn xuất xưởng mà không hề qua trung gian.
Khi mua đồ tại xưởng may TST Shop, bạn cần chú ý shop không có chính sách đổi trả, nhưng luôn kiểm tra mặt hàng thật kỹ trước khi gửi cho khách hàng ở xa. Với uy tín lâu năm, bạn có thể tin tưởng tìm đến TST Shop khi cần nguồn hàng áo thun ổn định với giá xưởng phải chăng.

Thông tin liên hệ:

  • Xưởng may TST Shop
  • Địa chỉ: 23 Khương Trung, Hà Nội – 61B Trương Định, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0931 019 111 – 0944 110 889

5. Xưởng may đồng phục Ocean

Xưởng may đồng phục Ocean

May áo thun đồng phục với số lượng lớn là nhu cầu của nhiều công ty và tổ chức. Để nhu cầu này được đáp ứng một cách hoàn hảo, bạn có thể tìm đến Xưởng may đồng phục Ocean – một địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn yêu thích lựa chọn.
Có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, sở hữu đội ngũ thợ may tâm huyết cùng hệ thống máy móc bậc nhất, những chiếc áo thun đồng phục của Ocean luôn được chăm chút ở từng chi tiết với nhiều kiểu dáng, chất liệu và màu sắc khác nhau. Ngoài ra, quy trình chăm sóc khách hàng chu đáo, luôn tư vấn và thiết kế miễn phí cùng thái độ tận tình của Ocean cũng là một điểm cộng giúp xưởng may luôn giành được cảm tình của nhiều đối tượng.

Thông tin liên hệ:

    • Xưởng may đồng phục Ocean
    • Địa chỉ: Tầng 3 số 435 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Số điện thoại: 024.6686.1582

Trên đây là một số xưởng may áo thun Hà Nội uy tín, được khách hàng đánh giá cao với những sản phẩm có chất lượng cao và chi phí rẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho nhu cầu của bạn!

Vải Lanh Là Vải Gì? Thông tin đẩy đủ nhất

Là một trong những loại vải lâu đời nhất hiện nay, vải lanh luôn được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang. Vậy vải lanh là gì, có nguồn gốc từ đâu và bạn cần chú ý những gì khi sử dụng vải? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin này một cách đầy đủ và chi tiết.

Vải lanh là gì? Nguồn gốc của vải lanh

Vải lanh còn có tên gọi khác Linen. Đây là loại vải được làm từ sợi trong thân cây lanh. Những sợi này vốn rất sắc nhưng sau khi được dệt thành vải bằng công nghệ tiên tiến, chúng lại tạo ra những miếng vải vừa chắc chắn, vừa mềm mượt.
Những sợi lanh nhuộm đầu tiên đã được tìm thấy ở hang đá thời tiền sử ở Gruzia. Do vậy, có giả thiết cho rằng việc sử dụng sợi lanh để dệt vải đã được bắt đầu từ cách đây khoảng hơn 30.000 năm.

Đặc điểm của vải lanh

Vải Lanh Là Vải Gì? Thông tin đẩy đủ nhất

Khi sờ vào vải lanh, bạn sẽ cảm nhận được từng sợi vải một cách rõ nét. Vải lanh rất mịn màng, không hề có xơ vải và sẽ còn mịn hơn sau khi được giặt nhiều lần.
Với nguồn gốc từ thiên nhiên, vải lanh cũng chắc chắn và an toàn với làn da của người mặc. Bên cạnh đó, vải còn bóng mượt hơn vải cotton, thấm nước nhanh và cũng khô đi rất nhanh. Do vậy, vải lanh thường được sử dụng để may trang phục cho ngày hè nắng nóng.

Cách sử dụng và bảo quản vải lanh

Vải Lanh Là Vải Gì? Thông tin đẩy đủ nhất

Các sợi của vải lanh sẽ trở nên chắc chắn hơn sau khi ngấm nước. Đồng thời với tính đàn hồi thấp, chúng có thể bị đứt khi bị ủi quá nhiều. Chính vì thế, sau khi giặt vải lanh, bạn nên để chúng khô tự nhiên rồi sử dụng ngay chứ không cần phải qua là ủi.
Do có độ đàn hồi thấp nên sau khi gập, vải lanh không thể trở về nguyên trạng ban đầu. Đây cũng là lý do khiến vải dễ nhăn – điểm trừ lớn nhất của loại vải thân thiện với môi trường này. Do đó, bạn cần sử dụng trang phục làm từ vải lanh một cách cẩn thận, hạn chế gập mà nên treo đồ bằng mắc áo để giúp vải luôn phẳng và bớt nhăn.
So với vải cotton, vải lanh có thể chịu nắng và nhiệt từ mặt trời tốt hơn nhiều. Vì vậy, bạn nên mặc đồ làm từ vải lanh khi bước ra ngoài trời nắng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời thắc mắc vải lanh là gì và tìm hiểu thêm về các đặc điểm của loại vải quen thuộc này. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết cách sử dụng trang phục làm từ vải lanh một cách đúng đắn và phù hợp.

Vải len là gì? Nguồn gốc và ứng dụng của vải len trong thời trang

Các loại trang phục, phụ kiện được làm từ vải len luôn được sử dụng rộng rãi vào mùa đông hay vào những ngày trời bỗng nhiên trở lạnh. Mặc dù mỗi người đều có ít nhất một item làm từ loại vải này, nhưng không nhiều người hiểu rõ vải len là gì, nguồn gốc từ đâu và được ứng dụng như thế nào trong đời sống. Nếu bạn đang quan tâm về điều này, đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết sau đây nhé.

Vải len là gì? Nguồn gốc của vải len

Tên của vải len được bắt nguồn từ một từ trong tiếng Pháp: Laine. Đây là loại vải được dệt từ sợi vốn là lông của một số loài động vật như cừu, lạc đà, dê, thỏ,… Hiện nay ngoài lông động vật, vải len còn được dệt thêm từ sợi cotton, lụa và sợi tổng hợp.
Len là loại vải đầu tiên có xơ gốc động vật được ứng dụng trong ngành công nghiệp may mặc quần áo. Những sợi len đầu tiên được phát hiện ở khu vực Địa Trung Hải từ cách đây rất lâu, khoảng 4000 năm trước công nguyên.

Ứng dụng của vải len trong thời trang

Vải len là gì? Nguồn gốc và ứng dụng của vải len trong thời trang

Vải len có ưu điểm mềm mịn do được làm từ lông động vật. Đồng thời, loại vải này cũng có khả năng giữ nhiệt tốt, nên thường được dùng để may áo len, mũ len, khăn len,… để giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Đây cũng là ứng dụng phổ biến nhất của vải len trong may mặc. So với các loại vải khác, vải len được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Do vậy, những bộ trang phục và phụ kiện được làm từ vải len có thể tạo nên những bộ cánh đẹp lung linh để bạn tự tin khoe dáng.
Ngoài làm trang phục giữ ấm vào mùa đông, vải len còn có khả năng cách điện và chống cháy cao. Vì thế, những ai thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường dễ cháy nổ đôi khi cũng mặc trang phục làm từ len để cảm thấy yên tâm hơn trong thời gian làm việc.
Vải len dễ thấm nước và khi một sợi len bị bung, toàn bộ sản phẩm đều có thể bị hỏng theo. Do vậy, bạn cần chú ý bảo quản trang phục làm từ len một cách cẩn thận, tránh để vải len gần những vật sắc nhọn để những sản phẩm này có thể bền lâu cùng thời gian.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời thắc mắc vải len là gì cùng nguồn gốc và ứng dụng của vải len trong thời trang. Hy vọng bài viết đã đem tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích!

Vải nỉ là gì và các loại vải nỉ thông dụng nhất hiện nay

Từ lâu, vải nỉ đã được ứng dụng phổ biến trong may mặc. Bởi không chỉ dùng để may những bộ trang phục mùa đông, loại vải này còn được sử dụng để may trang phục dành cho bà bầu, em bé, cũng như là chất liệu để tạo ra nhiều món đồ handmade xinh đẹp. Dù vậy, không nhiều người hiểu rõ chính xác vải nỉ là gì và các loại vải vỉ thông dụng quen thuộc. Do đó, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

Vải nỉ là gì?

Vải nỉ có tên gọi tiếng Anh là Polar Fleece. Đây là loại vải được hình thành bằng các sợi vải được ép lại với nhau để tạo thành lớp vải mỏng, chứ không hề qua dệt may như nhiều loại vải khác.
Trên bề mặt vải nỉ có những sợi lông ngắn, mềm mượt và mịn, tạo ra cảm giác thoải mái mỗi khi bạn sờ vào. Với ưu điểm giữ ấm tốt, ít hút ẩm, có thể sử dụng được 2 mặt, lại đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, vải nỉ đã trở thành chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang.

Các loại vải nỉ thông dụng nhất hiện nay

Vải nỉ là gì và các loại vải nỉ thông dụng nhất hiện nay

Nếu xét về độ cứng – mềm, vải nỉ được chia thành 2 loại rõ rệt như sau:

    • Vải nỉ cứng: Có độ cứng hơn nhiều so với vải nỉ thông thường. Do vậy, loại vải này cũng được sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất công nghiệp, chứ ít khi dùng để may mặc.
  • Vải nỉ mềm: Có đặc trưng là mềm mại, có thể cảm nhận rõ rệt độ mịn khi sờ bằng tay. Vải nỉ mềm được sử dụng trong ngành thiết kế thời trang, may mặc, nội thất hoặc làm đồ handmade.

Nếu xét về mặt ứng dụng thì vải nỉ thường được chia thành 2 loại dưới đây:

  • Vải nỉ Hàn Quốc: Được sử dụng để may áo, gối ôm, thảm nhà, mũ nón,… bởi có đặc tính rất nhẹ và vô cùng mềm mượt.
  • Vải nỉ thường: Được sử dụng chủ yếu để làm đồ handmade với mức giá rẻ, đa dạng về màu sắc. Loại vải này thường mỏng, co dãn tốt và ít bị đổ lông.

Vải nỉ là gì?những loại vải nỉ nào thông dụng hiện nay? Với những thông tin nêu trên, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc quen thuộc này. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu thêm về vải nỉ và biết cách sử dụng vải một cách phù hợp hơn với nhu cầu của bản thân mình.

Tên các loại vải may mặc được ưa chuộng nhất hiện nay

Tên các loại vải may mặc được ưa chuộng nhất hiện nay và đặc điểm riêng biệt chúng là điều bạn cần quan tâm, nếu như bạn đang có ý định may mặc hay kinh doanh quần áo. Ngay cả khi bạn chỉ là một người tiêu dùng bình thường, việc am hiểu các loại vải may mặc cũng giúp bạn tìm được cho mình các loại vải hay những bộ trang phục phù hợp.
Chính vì thế, bạn đừng quên tham khảo thông tin về một số loại vải quen thuộc nhé:

Vải Cotton

Vải cotton

Vải Cotton là loại vải được ứng dụng rộng rãi nhất ở thời điểm hiện tại. Vải được làm từ sợi bông tự nhiên nên thân thiện với làn da của người mặc. Vải mềm mịn, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.

Vải Kaki

Tên các loại vải may mặc được ưa chuộng nhất hiện nay

Là một loại vải có độ bền cao, vải Kaki thường được dùng để may đồng phục công sở, công nhân và đồ bảo hộ lao động. Loại vải này được dệt từ sợi cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo. Vải Kaki có độ bền cao, cứng và dày hơn so với nhiều loại vải thông thường khác.

Vải Kate

Vải kate

Vải Kate được dệt từ sợi cotton và sợi PE nhân tạo. Loại vải này được ưa chuộng bởi khả năng thấm hút mồ hôi tốt, dễ giặt, dễ ủi và có độ phẳng mịn cao. Do vậy, vải Kate cũng được dùng để may áo sơ mi là chính. Tùy thuộc vào nơi sản xuất mà vải được chia thành nhiều loại như vải Kate Mỹ, Kate Hàn Quốc, Kate Ý,… với chất lượng khác nhau và giá thành riêng biệt.

Vải Denim

Vải denim

Vải Denim có tên gọi khác thân thuộc hơn là vải Jeans. Loại vải này được nghiên cứu và tìm ra vào thế kỷ 19 ở Ý. Hiện nay, vải Denim được ứng dụng để may trang phục cho nhiều đối tượng và nhiều lứa tuổi khác nhau. Vải có thành phần 100% cotton và được dệt từ 2 sợi cùng màu. Denim luôn được đánh giá cao về độ bền ngay cả khi đã được sử dụng trong suốt một khoảng thời gian dài.

Vải Nỉ

Vải nỉ

Những bộ trang phục ngày đông thường được may từ vải Nỉ. Bởi loại vải này có khả năng giữ ấm tốt với lớp lông ngắn và mềm mượt. Ngoài ra, vải Nỉ cũng được ứng dụng phổ biến trong việc may những bộ trang phục dành cho bà bầu và em bé nhờ đặc điểm có 2 mặt, giữ nhiệt tốt, ít thấm nước, thoáng khí và dễ dàng trong việc bảo quản cũng như giặt giũ.

Vải Nhung

Vải nhung

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của vải Nhung chính là sự mềm mại và mịn màng mà bạn có thể cảm nhận ngay khi sờ vào. Vải thường được làm từ lụa, trong thời gian gần đây mới xuất hiện sợi tổng hợp để làm ra vải Nhung.
Về cơ bản, vải Nhung cũng có khả năng giữ ấm giống như vải Nỉ hoặc vải Len. Tuy nhiên, vải Nhung lại sang trọng và quý phái hơn nhiều nên luôn nhận được sự yêu thích của phái đẹp.

Vải Ren

Vải ren

Vải Ren khá mỏng, tạo ra sự mát mẻ khi mặc vào những ngày hè nóng nực. Vải Ren hiện nay khá thịnh hành khi thường được sử dụng để may áo và váy cho phái nữ. Những bộ trang phục làm từ chất vải này thường khó bảo quản và kén người mặc. Tuy nhiên bù lại, vải Ren có thể tôn lên vẻ đẹp quyến rũ và thanh lịch cho mọi người.

Vải Len

vải len

Có lẽ bất cứ ai cũng cảm thấy quen thuộc với vải len – loại vải dùng để may trang phục cho những ngày trời đông se lạnh. Vải len được sản xuất từ lông của một số loại động vật như cừu, lạc đà, dê,….. Vì vậy, vải có thể hút ẩm tốt, không nhăn và luôn được đánh giá cao về khả năng giữ ấm.

Vải Thô

vải thô

Vải thô là chất liệu được dùng để may quần cho nữ. Vải có bề mặt mịn, nhìn kỹ sẽ thấy sợi bông với độ co giãn 4 chiều, hút ẩm nhanh nên có thể tạo ra sự thoáng mát khi mặc. Vải thô thường tạo ra kiểu dáng quần áo tự nhiên nên được áp dụng ngày càng phổ biến.

Vải Voan

vải voan

Vải Voan được làm từ chất liệu nhân tạo, nhưng vẫn giữ được sự mềm mại và nhẹ nhàng vốn có. Vải được ứng dụng trong việc may áo sơ mi và váy đầm cho nữ giới. Khi mặc trang phục được làm từ vải Voan, bạn sẽ thêm nữ tính và yêu kiều.

Vải Lanh

vải lanh

Giống như tên gọi của mình, loại vải này được làm từ cây lanh với ưu điểm chính là nhẹ, bền, hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, vải lại dễ nhăn với độ đàn hồi kém. Mọi người thường dùng vải Lanh để may quần áo cho phái đẹp và các loại trang phục cho mùa hè.

Vải Lụa

vải lụa

Vải lụa được ứng dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau, từ đồ ngủ, áo sơ mi, váy đầm, áo choàng cho tới áo dài và đồ cưới. Là chất liệu tự nhiên được làm từ tơ tằm, vải lụa vừa tạo ra vẻ đẹp sang trọng, vừa giúp người dùng cảm thấy thoải mái khi mặc vào bất kỳ mùa nào trong năm.
Trên đây là một vài loại vải may mặc được ưa chuộng nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã đem tới những thông tin hữu ích để bạn hiểu thêm về các loại vải này!

35 cotton 65 polyester là vải gì

Mặc dù được sử dụng phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết 35 cotton 65 polyester là vải gì cũng như các đặc trưng nổi bật của loại vải này. Chính vì thế, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về vải 35 cotton 65 polyester quen thuộc.

35 cotton 65 polyester là vải gì?

35 cotton 65 polyester là loại vải thun có 35% sợi bông cotton tự nhiên trong thành phần, 65% còn lại là sợi PE nhân tạo. Loại vải này còn có tên gọi khác là vải thun TC (vải Ti xi) hay ngắn gọn hơn là vải thun 35/65.
Trong vải thun TC còn có thêm sợi Spandex giúp vải thêm co dãn. Điều này tạo ra cảm giác dễ chịu cho mọi người khi sử dụng.

Đặc trưng nổi bật của vải 35 cotton 65 polyester

35 cotton 65 polyester là vải gì

Vải thun 35/65 được ứng dụng rộng rãi trong may mặc. Bên cạnh việc may áo thun thông thường, vải còn được dùng để may chăn ga, gối, đệm,… Loại vải này trở nên phổ biến như vậy bởi một vài đặc trưng sau:

    • Vải thun 35/65 ít nhăn nên giữ được form áo trong một thời gian dài. Vải cũng có độ bền cao, không bị co giãn quá nhiều và có chi phí rẻ. Trung bình 1kg vải thun 35/65 chỉ có mức giá dao động trong khoảng trên dưới 100.000 VNĐ. Do vậy, khi cần may những loại áo thun ở phân khúc trung cấp, mọi người đều có xu hướng sử dụng loại vải thun này.
  • 65% sợi PE trong vải thun 35/65 giúp vải thêm “đứng”. Vì thế, vải phù hợp để thiết kế áo thun cho nam, nhất là kiểu áo thun cổ bẻ với cảm giác lịch sự và đứng đắn. Ngoài ra, một số loại vải có thêm sợi Spandex cũng tạo ra cảm giác mềm mại hơn cho những kiểu áo thun của nữ. Tùy vào tỷ lệ của sợi Spandex mà vải thun 35/65 có độ co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.
  • Vải thun 35/65 có nhiều màu sắc với độ dày – mỏng khác nhau. Thông thường, vải được chia thành loại 3 loại: mỏng, dày và vải TC 40. Trong đó, vải TC 40 là loại vải cao cấp nhất khi vừa mềm mịn mà lại cầm nhẹ tay. Vải thun 34/65 bền màu, khó phai ngay cả khi sau nhiều lần giặt.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi của vải ở mức tương đối. Mặc dù không thật sự thoáng mát như vải thun 100% cotton hay vải thun 65/35 nhưng chỉ khi nào vận động mạnh, bạn mới cảm thấy hơi nóng khi mặc áo thun làm từ vải TC.

35 cotton 65 polyester là vải gì? Với những thông tin nêu trên, hy vọng bạn đã có được đáp án mình đang tìm kiếm và hiểu thêm về những đặc trưng của loại vải quen thuộc này.

Vải thun cotton giá bao nhiêu

Vải thun cotton được ứng dụng rộng rãi trong may mặc nhờ ưu điểm thoáng mát, dễ thấm mùi hôi và luôn tạo ra cảm giác dễ chịu. Nhờ vậy, loại vải này cũng được dùng để may nhiều kiểu áo khác nhau, phổ biến nhất là áo thun cổ tròn và áo thun cổ bẻ. Đây cũng là một lý do khiến vải thun cotton giá bao nhiêu trở thành mối quan tâm của nhiều người.
Vải thun cotton không chỉ có 1 loại duy nhất. Ngược lại, vải thun cotton được chia thành nhiều loại riêng biệt dựa trên tỷ lệ sợi cotton và sợi PE trong thành phần. Mức giá của từng loại vải này cũng có sự chênh lệch nhất định:

Vải thun 100% cotton

vải thun cotton giá bao nhiêu

Vải thun 100% cotton thường được dùng để may các loại áo cao cấp. Ưu điểm của loại vải này là có thể giảm nhiệt và thấm hút mồ hôi tốt khi mặc. Tuy nhiên, vải dễ nhăn, có thể mất form ban đầu sau khi giặt nhiều lần.
Giá của vải thun 100% cotton dao động trong khoảng 150.000 – 190.000 VNĐ/1kg tùy màu sắc và số lượng mua.

Vải thun CVC

vải thun cotton giá bao nhiêu

Thành phần của vải thun CVC bao gồm 65% xơ cotton và 35% xơ PE. Vì thế, loại vải này còn được gọi là vải cotton 65/35. Đặc điểm của vải cũng tương tự như vải thun 100% cotton nhưng ít nhăn và có giá thành thấp hơn một chút. Chính vì vậy, vải thun CVC thường được dùng để để may áo thun loại tốt.
Giá của vải thun CVC dao động trong khoảng 120.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/1kg tùy màu sắc và số lượng mua.

Vải thun TC

vải thun cotton giá bao nhiêu

Vải thun TC bao gồm 35% xơ cotton và 65% xơ nên còn được gọi là vải thun 35/65. Vải có khả năng thấm hút mồ hôi tương đối, mặc vào hơi nóng, ít bị nhăn nên có thể giữ được form trong thời gian dài. Loại vải này được sử dụng để may những chiếc áo thun trung cấp.
Giá của vải thun TC dao động trong khoảng 100.000 – 135.000 VNĐ/1kg, tùy thuộc vào màu sắc và số lượng mua.

Vải thun PE

vải thun cotton giá bao nhiêu

Vải thun PE chứa 100% sợi PE trong thành phần. Vải có độ bền cao, gần như không bị nhăn và co trong thời gian sử dụng. Vải dễ nhuộm màu, có giá thành rẻ nhưng thường tạo ra cảm giác nóng bức khi mặc do khả năng thấm hút mồ hôi kém.
Giá của vải thun PE dao động trong khoảng từ 60.000 – 90.000 VNĐ/1kg, tùy thuộc vào màu sắc và số lượng mua.
Trên đây là những thông tin bạn nên tham khảo khi muốn biết vải thun cotton giá bao nhiêu tiền. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn mua được loại vải thun phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân mình!

1m vải bao nhiêu tiền

1m vải bao nhiêu tiền là vấn đề bạn cần tìm hiểu trước khi mua vải phục vụ cho nhu cầu may mặc của mình. Bởi điều này vừa giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tài chính, vừa có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho bản thân khi mua vải.
Giá của 1m vải sẽ phụ thuộc vào từng loại vải cũng như chất lượng của chúng. Thông thường, vải càng dày dặn, chất liệu càng cao cấp và có thể tạo ra cảm giác dễ chịu thì sẽ được đi kèm với mức giá càng cao. Dưới đây là bảng giá của một số loại vải phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Vải lót: Từ 25.000 VNĐ/1m
  • Vải thô thường: Từ 70.000 VNĐ/1m
  • Vải thô hoa: Từ 80.000 VNĐ/1m
  • Vải phi lụa: Từ 50.000 VNĐ/1m
  • Vải đũi: Từ 120.000 VNĐ/1m
  • Vải gto nhung: Từ 140.000 VNĐ/1m
  • Vải tơ tằm gai: Từ 100.000 VNĐ/1m
  • Vải voan màu: Từ 90.000 VNĐ/1m
  • Vải voan hoa, chấm bi kẻ, họa tiết: Từ 100.000 VNĐ/1m
  • Vải lụa Hàng Châu: Từ 100.000 VNĐ/1m
  • Vải linen: Từ 70.000 VNĐ/1m
  • Vải ren thường: Từ 150.000 VNĐ/1m
  • Vải ren hoa, lưới: Từ 200.000 VNĐ/1m

Trên đây chỉ là mức giá tham khảo cho những loại vải phổ biến được bán theo mét hiện nay. Riêng đối với các loại vải thun sẽ được bán theo kilogam nên không được đề cập. Bạn lưu ý mức giá trên thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức giá này, tùy thuộc vào người bán, số lượng vải và thời điểm bạn mua.
Để biết thêm 1m vải bao nhiêu tiền đối với những loại vải khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với những shop chuyên bán vải ở chợ hay những đại lý cung cấp vải lớn. Dù mua ở đâu, bạn cũng chỉ nên tìm đến những địa chỉ uy tín bằng cách tham khảo thông tin từ những người xung quanh nhé!

1kg vải thun bằng bao nhiêu mét

Mỗi loại vải thun đều có đặc tính riêng với độ dày – mỏng khác nhau. Chính vì vậy, 1kg vải thun bằng bao nhiêu mét cũng có câu trả lời riêng biệt cho từng loại vải. Để tìm hiểu thêm, bạn đừng quên tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Các loại vải thông thường sẽ được mua bán theo đơn vị mét quen thuộc. Ngược lại, vải thun lại được tính theo đơn vị kilogam. Do đó, bạn cần tính toán kỹ lưỡng khi mua vải thun, để có được số lượng vải phù hợp với nhu cầu của bản thân mình. Nhìn chung, việc quy đổi 1kg vải thun ra mét sẽ được tính như sau:

  • Vải thun Cotton: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương khoảng 3m – 3m6.
  • Vải thun Secxay: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương với 4m2, 5m hoặc 8m5.
  • Vải thun Rip cotton: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương với 2m4.
  • Vải thun TC 30: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương khoảng 2m8 – 3m.
  • Vải thun TC 40: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương với 3m4.
  • Vải thun da cá TC: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương với 2m.
  • Vải thun da cá PE: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương khoảng 2m – 2m.
  • Vải thun Sufa: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương khoảng 3m2.
  • Vải thun Sufa dày: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương khoảng 2m6.
  • Vải thun dẻo dày: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương với 2m2.
  • Vải thun cát hàn: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương với 2m5.
  • Vải thun cát Misa: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương khoảng 3m – 3m4.
  • Vải thun Supe: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương với 2m7.
  • Vải thun Sọc pe: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương khoảng 3m – 3m2.
  • Vải thun lụa mè: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương với 3m.
  • Vải xược Fa: Khổ vải 1m7, 1kg vải tương đương với 3m2.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc 1kg vải thun bằng bao nhiêu mét đối với những loại vải thun quen thuộc nhất. Ngoài ra, vẫn còn nhiều loại vải thun phổ biến khác chưa được đề cập. Vì vậy bạn đừng quên tham khảo thông tin từ chính người bán nhé. Chúc bạn luôn mua được vải thun chất lượng với số lượng phù hợp!